Top 10+ App Game Tài Xỉu Online Uy Tín Đổi Tiền Thật - tài xỉu online

XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ VÀO NĂM 2018 LÀ GÌ?

ICTNEW - Một trong những từ khóa được sử dụng nhiều nhất trong năm vừa qua chính là trí tuệ nhân tạo AI - thứ mà hầu như được cài đặt trong tất cả các thiết bị thông minh hiện nay. Ô tô tự lái sử dụng AI, các trợ lý ảo Siri, Alexa, Bixby, Cortnan được sử dụng trong điện thoại, máy tính bảng...AI là khái niệm mang nhiều hứa hẹn nhất trong công nghệ mà chúng ta đang có ngày nay, ngay cả khi bạn không cần thiết phải nhìn thấy nó mỗi ngày. Tầm quan trọng của AI trong cách mạng công, nông nghiệp sẽ khiến công nghệ này ngày càng phát triển chứ không thể đi xống. Có thể khẳng định rằng nếu một công ty không nghĩ đến cách sử dụng AI để làm cho sản phẩm của mình tốt hơn đều có nguy cơ thất bại.

 

Năm 2017 được coi là thành công về mặt tài chính đối với những gã khổng lồ Big Tech như Facebook, Google, Apple và Amazon. Thế nhưng sau giai đoạn báo cáo tài chính các công ty đã phải đối mặt với phản ứng dữ dội bởi những tiêu cực mà mạng xã hội cũng như ngành công nghệ đã gây ra cho cộng đồng.

Để khi vừa bước sang 2018, những dấu hiệu về sự suy giảm của ngành công nghệ đã xuất hiện. Sau đây là một số dự đoán về những gì sẽ xảy ra đối với ngành công nghệ: 

Mỹ sẽ thắt chặt quy định đối với các Big Tech
 

Trong năm qua, các công ty công nghệ đã không phải lo lắng nhiều về việc chính phủ Mỹ có nhúng tay vào nền công nghệ hay không. Trên thực tế, không ai trong số những nhà cầm quyền tại nước này chưa một lần nói chuyện nghiêm túc về việc điều chỉnh các Big Tech.

Thế nhưng tình thế sẽ được thay đổi trong năm 2018, khi mà sự phản ứng dữ dội từ các công ty công nghệ cao đã dần lan rộng tới văn phòng của Thượng Viện. Động thái đầu tiên là vào ngày 26/10/2017 vừa qua, một số thượng nghị sĩ đã đề xuất một bản dự luật mới có tên gọi “Luật quảng cáo trung thực” (Honest ads act). Luật này yêu cầu các nền tảng quảng cáo liên quan đến chính trị phải công bố công khai bản sao của các mẫu quảng cáo, mục tiêu nhắm đến là Facebook và Google - nơi có hơn 50 triệu lượt xem hàng tháng. Buộc những gã khổng lồ này phải minh bạch thông tin cho truyền hình, radio và báo in.

Mặc dù dự luật đang bị đình trệ nhưng rất nhiều người vẫn đang tiếp tục thúc đẩy để trở thành quy định chính thức. Không những thế dự luật sẽ được áp dụng vào những đề xuất khác trong lương lai, chứ không chỉ là về quảng cáo chính trị.

Disney sẽ trở thành đối thủ lớn nhất của Netflix
 


Giám đốc điều hành Bob Iger của Disney.

Sau khi bỏ ra 52,4 tỷ USD để mua lại hãng phim 21st Century Fox, Walt Disney sẽ tiếp quản mảng lưới phim màn ảnh rộng và phim truyền hình của Fox, National Geographic, Star TV, kênh Nat Geo, Sky, Hulu, FX Networks. Chính thức đối đầu với dịch vụ xem phim trực tuyến lớn nhất hiện nay - Netflix.

Trong năm tới, hãng phim khổng lồ của Hollywood này cũng bắt đầu cho ra mắt dịch vụ phát trực tuyến (streaming) độc lập đầu tên. Không những thế, sau phi vụ mua bán với Fox, Disney sẽ chiếm phần lớn trong dịch vụ Hulu - đối thủ trực tiếp của Netflix. Cùng hàng loạt thương hiệu đình đám như: hãng hoạt hình 3D Pixar, hãng truyện tranh và phim siêu anh hùng nổi tiếng như X-men của Marvel, giữ quyền sản xuất các sản phẩm liên quan đến Star Wars Lucasfilm và mới đây nhất là những sản phẩm bom tấn của Fox sẽ về với Disney.

Động thái này sẽ buộc Netflix phải chi hàng tỷ đô la để phát triển các chương trình truyền hình và phim mới để thay thế những gì nó mất đi từ Disney. Những nỗ lực đó có thể thành công - hoặc họ có thể thất bại.

Về phần mình, Disney sẽ không phải lo lắng nhiều bởi nó đã có trong tay mọi vũ khí cần thiết trong cuộc chiến chống lại Netflix.

Các công ty công nghệ đổ thêm tiền vào Hollywood
 

Các gã khổng lồ về công nghệ như Apple, Amazon, Google và Facebook đều đang đầu tư rất nhiều để phát triển phim, chương trình truyền hình và nội dung video khác. Mỗi hãng dự định sẽ đổ vào hàng tỷ USD vào các dự án này.

Tham vọng của họ là dễ hiểu. Đối với Apple, họ có thể cung cấp một số bộ phim truyền hình tuyệt vời vào dịch vụ Apple Music để cạnh trang với Spotify và Pandora, hòng chiếm ngôi vương nghe nhạc trực tuyến toàn cầu. Ngoài ra, còn là cách để Apple thu thêm tiền từ khách hàng khi họ tải một trong những tiện ích trên App Store. Tuy nhiên, Apple Music không thể thiết lập được kênh riêng cho mình chỉ với một vài chương trình nghèo nàn, Apple cần phải xây dựng được một thư viện đa dạng hơn chẳng hạn như bắt tay vào phát triển bộ phim bom tấn.

Trong khi đó, Google và Facebook đang âm mưu phát triển mảng kinh doanh quảng cáo thông qua các chương trình truyền hình. Google đã sản xuất chương trình trên YouTube với sự có mặt của các MC nổi tiếng như Ellen DeGeneres và Kevin Hart, nhưng lượng người xem đã quá ít. Còn dịch vụ xem video "Watch" mới của Facebook cũng hoạt động kém.

 


Tiện ích "Watch" vừa mới ra đời của Facebook.

Amazon thì thành công hơn cả về dịch vụ lẫn thương mại, như việc đưa các thuê bao thường lên thành viên VIP của Prime - tại đây  người dùng sẽ được lưu trữ ảnh không giới hạn, tha hồ xem phim, xem video, nghe nhạc, đọc sách điện tử Kindle… Nhưng thành công này có thể bị huỷ hoại bất cứ lúc nào bởi những cáo buộc về hành vi quấy rối tình dục gần đây của Jeffrey Tambor, ngôi sao của một trong những chương trình cao cấp nhất.



Jeffrey Tambor - nam diễn viên hài xuất sắc đã bị đồng nghiệp nữ tố cáo quấy rối tình dục.

Những dấu hiệu trong năm vừa đã cho thấy rằng các Big Tech đang rót tiền để lấn sân vào các lĩnh vực "không chuyên" khác để cạnh tranh với đối thủ. Thế nhưng điều mà các Big Tech cần hiểu chính là bạn có thể thuê lại những tài năng tốt nhất thế giới nhưng biết cách sản xuất như thế nào để thu hút người xem mới là điều quan trọng. Chính sự đầu tư chưa đủ lớn này khiến các hãng không có khả năng tạo nên một cú hit lớn cho riêng mình.

Thương hiệu điện thoại của Trung Quốc bùng nổ tại Mỹ

Huawei là một trong những thương hiệu smartphone hàng đầu trên toàn cầu.

Hiện tại Apple và Samsung đang là 2 hãng được sử dụng phổ biến nhất tại Mỹ. Theo số liệu mới nhất của comScore, có đến 45% tổng thuê bao sử dụng iPhone và 29% sử dụng các điện thoại khác của Samsung. 

Tuy nhiên 2 gã khổng lồ điện thoại của Trung Quốc là Huawei và Xiaomi lại đang bắt đầu chen chân vào thị trường nước này. Cụ thể Huawei dự định bắt đầu bán một điện thoại thông minh mới thông qua AT & T vào đầu năm 2018, theo The Information. Còn Xiaomi thì đang đàm phán với AT & T và Verizon, Bloomberg đưa tin.

Bài học ở đây chính là nếu bạn không thể cung cấp một cái gì đó độc đáo thì đừng bao giờ cố "tuồn hàng" qua sân bay, tàu thuyền hay qua bất cứ nhà bán lẻ và thậm chí là không nên thử thì hơn. 

Sức mạnh của Amazon ngày càng lớn


CEO Jeff Bezos của Amazon.

Trong năm tới người tiêu dùng sẽ được chứng kiến sự dấn thân của Amazon vào mọi khía cạnh của đời sống chứ không còn là mua sắm trực tuyến nữa.

Nhà bán lẻ của Mỹ này đang mở rộng thị trường sang lĩnh vực dược phẩm, quảng cáo kĩ thuật số và cả vận chuyển. Đồng thời, công ty sẽ hiện diện mọi nơi trên các cửa hàng ngoại tuyến. Ví dụ, chuỗi cửa hàng tạp hóa Whole Foods đã chứng kiến giá ​​chứng khoán của mình sụp đổ khi Amazon tuyên bố dự định mua lại hãng này.

Hãy thử tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi chuỗi cửa hàng thuốc CVS khi Amazon bắt đầu bán đơn thuốc? Hay số phận của thương hiệu bán lẻ Macy′s có giá nhất tại thị trường Mỹ sẽ thế nào nếu Amazon mua một cửa hàng bách hóa như Nordstrom.

Với lượng tiền mặt gần như không giới hạn và không có đối thủ cạnh tranh, Amazon đang cố gắng kiểm soát, lật đổ bất cứ ngành công nghiệp tiêu dùng nào mà nó muốn. Chúng ta cũng đang tự hỏi liệu vào năm 2018, móng vuốt của Amazon có thể thâu tóm hết thị trường thương mại và cả đời sống thường ngày hay không?

Công nghệ thực tế tăng cường (AR) sẽ có điểm dừng?


Kính mắt thông minh Magic Leap.

AR là công nghệ mới nhất thay thế cho VR - thực tế ảo trước đây, được sử dụng để ảo hóa những bức ảnh trên thực tế. Apple, Google, Facebook, Snapchat, và hầu hết các công ty tiêu dùng lớn đều đã bắt đầu xây dựng nền tảng cho riêng mình bằng cách sử dụng AR trong các ứng dụng hoặc tiện ích của điện thoại thông minh. Ngoài điện thoại ra thì cho đến nay vẫn chưa có một thiết bị nào áp dụng công nghệ này. Cho đến khi kính mắt kết hợp tai nghe thông minh Magic Leap ra đời gần đây nhất, nhưng nó mang lại cho người dùng sự bất tiện khi di chuyển và thiếu tính thẩm mỹ.

Trong tương lai, các thiết bị AR sẽ có tiềm năng phát triển hơn nhờ sự thúc đẩy của Apple hay Google nhưng hiện tại các khoản đầu tư mạo hiểm vào AR đang dần khô cạn. Có lẽ chúng ta sẽ phải chào tạm biệt công nghệ này cho đến tận năm 2020.

Bởi vì các thiết bị AR hấp dẫn, sẵn sàng cho người tiêu dùng vẫn còn nhiều năm, AR hype được thúc đẩy bởi Apple, Google và các hãng khác sẽ sụp đổ vào năm tới. Các khoản đầu tư mạo hiểm vào AR sẽ khô cạn, và bong bóng sẽ vỡ. Hẹn gặp lại bạn trong những năm 2020.

...thay vào đó trí tuệ nhân tạo lên ngôi

Một trong những từ khóa được sử dụng nhiều nhất trong năm vừa qua chính là trí tuệ nhân tạo AI - thứ mà hầu như được cài đặt trong tất cả các thiết bị thông minh hiện nay. Ô tô tự lái sử dụng AI, các trợ lý ảo Siri, Alexa, Bixby, Cortnan được sử dụng trong điện thoại, máy tính bảng...

AI là khái niệm mang nhiều hứa hẹn nhất trong công nghệ mà chúng ta đang có ngày nay, ngay cả khi bạn không cần thiết phải nhìn thấy nó mỗi ngày. Tầm quan trọng của AI trong cách mạng công, nông nghiệp sẽ khiến công nghệ này ngày càng phát triển chứ không thể đi xống. Có thể khẳng định rằng nếu một công ty không nghĩ đến cách sử dụng AI để làm cho sản phẩm của mình tốt hơn đều có nguy cơ thất bại.

Các tin bài khác:

Đối tác: