Tham khảo kiến trúc cho giao thông hợp tác và thông minh Bắc Mỹ
Theo thống kê của Liên hợp quốc, hiện tại, hơn một nửa dân số thế giới đang sống tại khu vực đô thị (con số này ở Việt Nam là 35%) và đến năm 2050 dự đoán tối thiểu sẽ là 70% [1]. Quá trình đô thị hóa nhanh chóng đặt ra hàng loạt vấn đề và áp lực lên các thành phố lớn với dân số trên một triệu người tương ứng với đô thị loại I ở Việt Nam, từ hạ tầng, năng lượng tiêu thụ đến môi trường và đời sống của người dân. TPTM ra đời như một giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề này.
Năm 2012, Đà Nẵng là đô thị đầu tiên ở Việt Nam phát triển và xây dựng TPTM, tiếp đó là TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Các thành phố trên đặc biệt quan tâm xây dựng và phát triển hệ thống ITS, một trong sáu thành phần cốt lõi của TPTM, trước mắt nhằm cải thiện tình trạng UTGT và TNGT trong nội đô. Tuy nhiên, kiến trúc ITS cho các đô thị Việt Nam theo định hướng TPTM vẫn chưa được chuẩn hóa. Bài báo nghiên cứu phương pháp luận xây dựng kiến trúc ITS và phân tích các kiến trúc ITS của các đô thị trên thế giới để từ đó đề xuất kiến trúc ITS cho các đô thị lớn ở Việt Nam.
Công trình nghiên cứu của các tác giả: TS. TRỊNH QUANG KHẢI và TS. TRẦN THỊ LAN, Trường Đại học Giao thông vận tải
Mời độc giả xem nội dung đầy đủ bài khoa học