Amazon và Google không phải là những người duy nhất. Apple, Facebook và cả Alibaba đều đang nhăm nhe tăng đầu tư vào chip theo xu hướng có thể phá vỡ mối quan hệ giữa người mua và nhà cung cấp truyền thống.
Dễ thấy nhất đối với người tiêu dùng chính là cuộc chiến “nhà thông minh”. Amazon đang cố gắng khuyến khích các công ty khác sử dụng công nghệ trợ lý giọng nói Alexa của mình thông qua loa thông minh Echo, trong khi Google đang cạnh tranh để khuyến khích việc áp dụng các ứng dụng trợ lý ảo.
Trong nỗ lực vượt qua nhau, Google và Amazon đã từng cạnh tranh nhau trong việc phát triển phần cứng – bộ kết nối trợ lý ảo. Những bộ dụng cụ này cho phép các nhà sản xuất, về cơ bản, khi sử dụng Alexa hoặc thiết bị trợ lý ảo của Google là có thể biến bất kỳ thiết bị nào thành một trung tâm điều khiển bằng giọng nói.
Chỉ bằng một lần mua một mô-đun với chi phí cố định, ông Daniel Rausch, người đứng đầu trong nghiên cứu nhà thông minh tại Amazon cho biết: “Chúng tôi đang loại bỏ sự phức tạp cho các nhà sản xuất và nhà phát triển. Các công ty này có thể không phải là chuyên gia về phần mềm đám mây hoặc bảo mật internet, nhưng chúng tôi có Alexa và AWS để cho phép điều đó.”
Trận đấu giữa hai công ty để chiếm lĩnh thị trường nhà ở thông minh bùng nổ khi Amazon gần đây công bố trong triển lãm điện tử tiêu dùng tại Las Vegas rằng có hơn 100 triệu thiết bị liên quan đến Alexa của họ đã được bán. Và Google phản bác lại rằng Trợ lý AI của họ cũng có tới trên một tỷ thiết bị được bán ra.
Mặt trận thứ hai trong tham vọng của hai gã khổng lồ chính là ở “đằng sau hậu trường”. Các trung tâm xử lý dữ liệu của hàng nghìn doanh nghiệp hiện nay đang được cung cấp bởi cơ sở hạ tầng internet do Amazon và Google sản xuất. Các trung tâm dữ liệu này có hàng nghìn bộ xử lý tùy chỉnh. Trong lịch sử, những thứ tương tự như thế chỉ được xây dựng bởi các công ty như Intel có trụ sở tại Santa Clara. Còn bây giờ điều đó có thể sẽ thay đổi.
Với việc sở hữu phần lớn cổ phần trong cả hai lĩnh vực nhà ở thông minh và điện toán đám mây, 2 ông lớn này bắt đầu phát triển phần cứng của riêng họ. Thay vì dựa vào các nhà sản xuất chip lớn như Intel, Qualcomm và Nvidia, đây được coi là một động thái tiết kiệm chi phí thông minh.
Jon Erensen, một nhà phân tích tại Gartner bày tỏ: “Chúng tôi đã nhìn ra đầu tư vào nhà thông minh và điện toán đám mây là 2 khu vực vô cùng tiềm năng với giá trị rất lớn”.
Thay vì thông qua Intel để xây dựng chip đám mây của mình, những gã khổng lồ công nghệ đã ngày càng vượt qua họ và đi thẳng đến với gã khổng lồ TSMC của Đài Loan. Trong biệt ngữ công nghiệp, sự sắp xếp này được gọi là OEM (nhà sản xuất thiết bị gốc) tới tận xưởng đúc trực tiếp, ông Er Erensen nói.
Mối quan hệ mới này theo sau những nỗ lực trước đây của những gã khổng lồ công nghệ khác. Apple cũng vậy, họ đã xây dựng chip riêng cho điện thoại thông minh – chẳng hạn như chip A12 Bionic trong Iphone XS, công ty đã tự thiết kế và làm việc với TSMC.
Apple bắt đầu tự sản xuất chip cho iPhone X và iPhone 8 vào năm 2017. Con chip bionic A11 đầu tiên đã chứng minh một cú hích, tăng áp cho điện thoại của họ. Nó cũng được cho là sẽ loại bỏ Intel khỏi việc sản xuất chip cho máy tính MacBook vào năm 2020.
Google cũng đã tạo ra bước nhảy vọt cho riêng mình với chip trí tuệ nhân tạo vào năm 2016 – Bộ xử lý (TPU). Google cho biết họ đã sử dụng chúng trong các trung tâm dữ liệu của mình cho các nhiệm vụ học máy. Các con chip này đã được DeepMind – công ty AI có trụ sở tại Vương quốc Anh của Google, sử dụng trong một trận đấu cờ mà phần mềm robot của họ đã đánh bại một người Hàn Quốc chơi cờ vô địch thế giới.
Nhưng Amazon vẫn không bị bỏ lại phía sau. Amazon đã nghiên cứu một bộ chip AI cho bộ phận đám mây của mình: Amazon Web Services. Vào năm 2015, Amazon đã mua lại công ty chip Annapurna Labs của Israel với giá 350 triệu đô . Sau đó, vào tháng 12 năm ngoái, Amazon xác nhận rằng họ đã phát triển một con chip học máy, được gọi là Inferentia và một con chip điện toán đám mây thứ hai có tên Graviton.
Đầu tư tăng sức mạnh cho các trung tâm dữ liệu ngày càng trở thành chìa khóa cho sự thống trị đám mây của Amazon và Google. Amazon có khoảng 62% thị trường đám mây và Google là 12%. Đến năm 2020, các nhà phân tích tại Citi ước tính dữ liệu đám mây sẽ có trị giá 44 tỷ đô la cho Amazon và 17 tỷ đô la cho Google.
Và khi Google và Amazon cố gắng tiến lên trong cuộc đua tạo ra công nghệ trí tuệ nhân tạo hàng đầu, những con chip này bắt đầu trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Năm 2017, Google đã công bố một bộ xử lý TPU mới, nói rằng các nhà nghiên cứu hiện có thể kết nối với các bộ xử lý học máy mạnh mẽ này qua internet để thực hiện các nghiên cứu AI phức tạp. Việc nghiên cứu trí tuệ nhân tạo như vậy có thể sẽ rất quan trọng trong các lĩnh vực từ các đột phá y tế, tìm ra loại thuốc mới hoặc kiểm soát các thành phố thông minh trong tương lai.
Một lò vi sóng, nhưng không phải như bạn biết. Nó là mô hình của Amazon Basic được xây dựng với trợ lý phần cứng Alexa.
Những động thái này có khả năng sẽ gây gián đoạn cho những kẻ đương nhiệm như Intel. Trong khi thị trường chip dữ liệu mà Intel nắm giữ đã giảm từ 98,6% xuống còn 96% vào năm ngoái.
Theo Moorhead, lý do cho những bước nhảy vọt của Amazon và Google về thiết kế chip chính là công nghệ phần mềm với trí tuệ nhân tạo và học máy vượt xa phần cứng mà nó đang được xử lý.
Điều này có thể đã bắt đầu khi Amazon đã trả 90 triệu USD cho công ty khởi nghiệp máy ảnh thông minh Blink cho các chip tiết kiệm năng lượng trong năm 2017. Công ty cũng đã tham gia vòng tài trợ 30 triệu USD cho công ty khởi nghiệp chip không dây Willot vào tháng trước.
Và trong các báo cáo trong tuần này, Google được cho là đang tuyển dụng các chuyên gia về chip từ các nhà sản xuất chip truyền thống ở Nam Á. Nhưng ngay cả khi Google và Amazon thực hiện các động thái dịch chuyển mạnh mẽ như vậy thì các đối thủ khác cũng đang tiến đến gần.
Alibaba, Baidu, Yahoo, Facebook và Microsoft cũng đang nhìn chằm chằm vào không gian thị trường này với tư cách là một người chơi chính. Tất cả chỉ là câu chuyện thời gian, sẽ không còn quá lâu nữa đâu.
Trước sự phát triển vũ bão của công nghệ nói chung và trí tuệ nhân tạo (AI) nói riêng, rủi ro về khả năng phát triển trí tuệ nhân tạo vượt ngoài khuôn khổ hiện thời là hoàn toàn có thể xảy ra. Đứng trước những yêu cầu của xã hội, Viện Michael Dukakis (MDI) đã và đang phát triển Sáng kiến Xã hội Trí tuệ nhân tạo (AIWS) với Mô hình AIWS 7 lớp; đồng thời thành lập Hội đồng Tiêu chuẩn và Thực hành AIWS với mục tiêu phát triển và xây dựng những tiêu chuẩn cho một công dân trí tuệ nhân tạo , các chuẩn mực của Xã hội Vạn vật Trí tuệ nhân tạo (AIWS). Hội đồng Tiêu chuẩn và Thực hành AIWS sẽ kết nối và làm việc với các chính phủ, các tập đoàn, các đại học và các tổ chức phù hợp khác về những mối nguy hại và những thách thức mà trí tuệ nhân tạo có thể gây ra. Trong đó, những đoàn thể này có trách nhiệm đối với quá trình đạt được một hệ thống trí tuệ nhân tạo có đạo đức và lành mạnh.