Top 10+ App Game Tài Xỉu Online Uy Tín Đổi Tiền Thật - tài xỉu online

SỐ HÓA TRONG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ: TỪNG BƯỚC ĐẠT ĐỈNH

(KDPT) – Những năm gần đây, việc nghiên cứu chuyển đổi từ mô hình điện tử hóa (Chính phủ điện tử – CPĐT) sang thông minh hóa (Chính phủ số) đang diễn ra đồng loạt trong các cơ quan Nhà nước, bắt đầu từ nâng cao nhận thức tiến tới triển khai chuyển đổi số từng bước một một cách vững chắc. Trong quá trình đó, sự đóng góp của những doanh nghiệp cung cấp các giải pháp công nghệ số có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt trong thời điểm Việt Nam đang tăng tốc trên “chuyến tàu 4.0”.

Để CPĐT đến được với từng người dân

Xây dựng Chính phủ số là một trong 3 mục tiêu lớn của Nhà nước được đặt ra trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia (cùng với kinh tế số và xã hội số). Và việc sử dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của cơ quan nhà nước, hướng tới phát triển Chính phủ điện tử (CPĐT) là xu thế tất yếu, là mô hình phổ biến của nhiều quốc gia muốn hướng tới. Xây dựng CPĐT trở thành nhiệm vụ hàng đầu, quan trọng của bất cứ Chính phủ nào.

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, hiện nay các hệ thống CPĐT nhằm đổi mới lề lối, phương thức làm việc, phục vụ người dân và doanh nghiệp đang được xây dựng và triển khai như: hệ thống gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính Nhà nước, hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ (e-Cabinet), hệ thống thông tin báo cáo quốc gia và thiết lập Trung tâm chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hệ thống tham vấn chính sách, văn bản quy phạm pháp luật…

Cụ thể, 62/95 bộ, ngành, địa phương đã hoàn thành việc nâng cấp phần mềm quản lý văn bản và điều hành; cung cấp 157.000 chứng thư số cho 86/95 bộ, ngành, địa phương và 314/431 lãnh đạo cấp bộ, cấp tỉnh, có 84/95 cơ quan đã tích hợp chữ ký số chuyên dùng Chính phủ; 68/95 bộ, ngành, địa phương đã sử dụng máy chủ bảo mật riêng;…

Tại UBND quận Thanh Xuân (Hà Nội), từ năm 2015 đã xây dựng và triển khai đề án “Xây dựng chính quyền điện tử quận Thanh Xuân, giai đoạn 2015-2016, định hướng đến năm 2020”. Qua 5 năm triển khai thực hiện, đến nay, cơ sở hạ tầng CNTT cơ bản được đầu tư đồng bộ, nền tảng chính quyền điện tử bước đầu được hình thành; chỉ số cải cách hành chính của quận đứng thứ nhất thành phố và 3 lần liên tiếp đứng thứ 5/30 quận, huyện về ứng dụng CNTT.
 

Giải quyết thủ tục hành chính cho người dân tại Bộ phận một cửa UBND quận Thanh Xuân. (Ảnh: Duy Linh).
 

Ngoài ra, 100% các phòng, ban, đơn vị, UBND 11 phường và khối các trường học công lập trên địa bàn quận đã triển khai sử dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ. Hiện trên địa bàn quận có 71 tổ chức sử dụng chữ ký số vào các văn bản hành chính; 134 cá nhân sử dụng chữ ký số để thực hiện dịch vụ công trực tuyến với kho bạc nhà nước, thuế và bảo hiểm xã hội.

Mô hình CPĐT đặc biệt có tác dụng đối với các quốc gia lấy dân làm gốc, đặt mục tiêu phục vụ nhân dân làm trọng như Việt Nam. Giá trị của CPĐT nằm ở lợi ích đích thực của nó đối với nhân dân và doanh nghiệp, tổ chức, có tác dụng giảm thiểu thời gian, phí tổn cho họ.

Cần bắt kịp “chuyến tàu 4.0”

Trong thời điểm dịch Covid-19, có hàng loạt các sản phẩm công nghệ “Make in Vietnam” ra đời, hỗ trợ người dân phòng chống dịch hiệu quả như: Bluezone, nCoV hay tokhaiyte… Rõ ràng, nền công nghệ Việt Nam đã phần nào giúp cuộc sống ổn định trong trạng thái bình thường mới. Nghiên cứu, sáng tạo các sản phẩm “Make in Vietnam” cũng là chiến lược trong thời gian tới và bước đi cần thiết giúp CPĐT Việt Nam phát triển bền vững.

Để đơn giản và hiện đại hóa hành trình số hoá trong việc xây dựng CPĐT, mới đây Công ty Cổ phần Hanel đã cho ra mắt Giải pháp Dịch vụ công Unigate. Đây là hệ thống phần mềm một cửa điện tử liên thông 3 cấp (có thể mở rộng liên thông 4 cấp) và cổng dịch vụ công trực tuyến, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, quy định hiện hành, đảm bảo an ninh, bảo mật, tích hợp và liên thông dữ liệu với quốc gia, dữ liệu bộ ngành và các tỉnh thành. Giải pháp có phiên bản ứng dụng trên thiết bị di động thông minh, có thể tích hợp thanh toán điện tử, biên lai điện tử, chữ ký số, nhận hồ sơ tại nhà, kết nối hệ thống đa phương tiện,… đảm bảo dịch vụ công mức độ 4 và quy trình xử lý khép kín. Khi ứng dụng giải pháp của Hanel, 100% hồ sơ thủ tục hành chính được giải quyết thông qua phần mềm 1 cửa điện tử liên thông 3 cấp và cổng dịch vụ công trực tuyến, bao gồm cả hồ sơ nộp trực tiếp và trực tuyến.
 


Hệ thống phần mềm Unigate của Hanel được đánh giá là đáp ứng tối ưu các yêu cầu về khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cổng Dịch vụ công và Hệ thống một cửa điện tử, kết nối với Cổng Dịch vụ công quốc gia.

 

Bà Bùi Thị Hải Yến – TGĐ của Hanel chia sẻ: “Mục tiêu hàng đầu của Hanel là tập trung nghiên cứu, phát triển các giải pháp công nghệ số, từng bước thay thế dần các giải pháp điện tử hóa trước đây để phục vụ quá trình chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước mà Hanel đã tham gia. Bên cạnh đó, Hanel cũng liên kết với các doanh nghiệp công nghệ khác, các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực cùng nghiên cứu, sáng tạo các giải pháp công nghệ số Việt Nam làm công cụ và phương tiện thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, qua đó củng cố vị thế doanh nghiệp tiên phong về công nghệ số của mình và phát triển bền vững”.

Unigate được đánh giá là đáp ứng tối ưu các yêu cầu về khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cổng Dịch vụ công và Hệ thống một cửa điện tử, kết nối với Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Được biết, Hanel đã tập trung nghiên cứu phát triển các giải pháp ứng dụng CNTT vào các lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế từ đầu thập niên 2010 và đã giới thiệu ra thị trường nhiều giải pháp được đánh giá cao như: giải pháp chính quyền điện tử nguồn mở, giải pháp quản lý giao thông thông minh trên nền bản đồ số, giải pháp phần mềm visa điện tử, hệ thống giám sát giao thông qua camera trên tuyến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ; hệ thống kiểm tra tải trọng xe; sàn giao dịch vận tải; các giải pháp quản trị doanh nghiệp,…

Trong bối cảnh thế giới có sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ như hiện nay thì để có thể đi tắt, đón đầu trong xây dựng Chính phủ số, Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia có nhiều thành tựu trong xây dựng CPĐT, Chính phủ số. Đồng thời, hợp tác với các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới để nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng số, nền tảng số.

Xây dựng CPĐT hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta cần được tập trung triển khai trong thời gian tới. Để hoàn thành được các mục tiêu đã đề ra cần có sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị tạo ra một phương thức điều hành mới, một cách làm mới nhằm góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển, ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin nhằm phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ Tổ quốc; tận dụng tối đa lợi ích của công nghệ số mang lại, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững đất nước.

MINH HẠ

Các tin bài khác:

Đối tác: