Top 10+ App Game Tài Xỉu Online Uy Tín Đổi Tiền Thật - tài xỉu online

TỔNG GIÁM ĐỐC HANEL PHÁT BIỂU TRONG DIỄN ĐÀN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ SỐ

Ngày 25/10/2023 tại Diễn đàn Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nền kinh tế số do Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Việt Nam VCCI tổ chức, bà Bùi Thị Hải Yến, Tổng giám đốc Hanel, Ủy viên BCH VCCI, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hà Nội HBA, Chủ tịch Hiệp hội Nữ doanh nhân TP Hà Nội HNEW đã có bài phát biểu được đại biểu tham dự Diễn đàn rất quan tâm và đánh giá cao. 

Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp có bài viết dẫn lại toàn bộ các nội dung chính và được quan tâm nhất trong bài phát biểu của Tổng giám đốc Hanel tại Diễn đàn.
Sau đây là toàn bộ nội dung bài viết trên tạp chí: 

 Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế số, việc quan trọng nhất là nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp về bản chất thực sự của chuyển đổi số.

>> 

Hiểu rõ về kinh tế số

Phát biểu tại Diễn đàn “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nền kinh tế số” do VCCI chỉ đạo, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức sáng 25/10/2023 tại Hà Nội, bà Bùi Thị Hải Yến - Ủy viên BCH VCCI, Phó Chủ tịch HBA, Tổng Giám đốc Công ty CP Hanel cho biết, chúng ta cần hiểu rõ hơn về nền kinh tế số, là nền kinh tế hoạt động trên ứng dụng công nghệ số để tạo ra các cơ chế tự động, thông minh thay thế con người trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.


Bà Bùi Thị Hải Yến - Ủy viên BCH VCCI, Phó Chủ tịch HBA, Tổng Giám đốc Công ty CP Hanel

Chính vì thế, năng suất lao động trong nền kinh tế số sẽ tăng gấp nhiều lần so với các phương thức mà chúng ta đang áp dụng hiện nay, nghĩa là ở đó không chỉ tăng lên hàng chục phần trăm mà là hàng trăm phần trăm. Thực chất năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế số chính là năng lực tạo ra năng suất lao động cao. Làm thế nào để doanh nghiệp Việt Nam đạt được điều đó, câu trả lời duy nhất chính là chuyển đổi số.

Bà Bùi Thị Hải Yến cũng nêu thêm một số vấn đề đang suy ngẫm như: Thứ nhất, ở nước ta, trong kinh tế, chuyển đổi số là quá trình chuyển đổi phương thức sản xuất, từ phương thức sản xuất thủ công - bán tự động sang phương thức sản xuất thông minh.

Tại các doanh nghiệp, chuyển đổi số là quá trình chuyển đổi doanh nghiệp hiện nay thành doanh nghiệp số với nội dung trọng tâm là thông minh hóa sản xuất kinh doanh và thông minh hóa quản lý doanh nghiệp. Ý nghĩa của cụm từ “thông minh hóa” ở đây là các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số để tạo ra các quy trình số có khả năng lựa chọn phương án tối ưu trong từng tình huống sản xuất kinh doanh cụ thể một cách tự động.

Do có sự tham gia của các cơ chế tự động thông minh này vào quá trình sản xuất nên số lượng lao động giảm đi, trong khi hiệu quả sản xuất lại tăng lên rất cao, nhờ khắc phục được những hạn chế của phương thức sản xuất truyền thống, như không tốn công sức thu thập dữ liệu, mà dữ liệu lại không đầy đủ (vì máy sẽ tự động thu thập mọi loại dữ liệu), xử lý được vụ việc tức thì ngay tại thời điểm diễn ra (điều này kinh tế truyền thống không làm được)…   

Thứ hai là các doanh nghiệp đã chuẩn bị thế nào? Từ giữa năm 2020 đến nay nhiều hội nghị, hội thảo về chuyển đổi số đã được VCCI và nhiều đơn vị khác tổ chức. Tuy nhiên, đến thời điểm này (tháng 10/2023) nên nghiêm túc nhận xét rằng đại đa số doanh nghiệp chưa thực sự bắt tay vào chuyển đổi số.

Có hiện tượng khá phổ biến là, không ít doanh nghiệp nhận thấy có những ứng dụng trước kia mình chưa làm, ví dụ, làm việc trực tuyến, sử dụng hệ thống phần mềm tổng hợp (ERP),… thì nay thử áp dụng. Có doanh nghiệp thấy hiệu quả, hài lòng, nhưng cũng có doanh nghiệp không thấy hiệu quả và ngừng lại. Báo cáo thường niên năm 2022 của Cục Phát triển doanh nghiệp thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư về chuyển đổi số cho biết gần 50% doanh nghiệp trong nước đã ngừng áp dụng chuyển đổi số.

“Sự kiện này cho chúng ta thấy điều gì? Có thể khẳng định rằng không ít doanh nghiệp đang nhầm lẫn giữa “tự động hóa” – kết quả của ứng dụng CNTT với “thông minh hóa” – kết quả ứng dụng công nghệ số. Tất cả các doanh nghiệp “tạm ngừng chuyển đổi số” theo báo cáo nêu trên đều chưa thực sự bắt tay vào chuyển đổi số, mà là thử nghiệm áp dụng một vài sản phẩm điện tử hóa (hay tin học hóa). Những sản phẩm này không làm thay đổi phương thức sản xuất của doanh nghiệp, mà chỉ cải thiện thêm cho phương thức sản xuất hiện có. 

Tóm lại, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam chưa chuẩn bị chu đáo để chủ động dấn thân vào nền kinh tế số toàn cầu”, bà Yến trăn trở.

>> 

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh

Vì vậy, muốn nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế số, Phó Chủ tịch HBA cho rằng, trước tiên và quan trọng nhất là nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp về bản chất thực sự của chuyển đổi số. Chỉ khi hiểu đúng thì mới làm đúng.


Diễn đàn “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nền kinh tế số”

Đặc biệt, giúp doanh nghiệp hiểu rõ chuyển đổi số là quá trình tự thân, doanh nghiệp phải tự làm. Các chuyên gia công nghệ số chỉ cung cấp phương pháp và công cụ thực hiện, còn lại là doanh nghiệp tự lựa chọn con đường chuyển đổi hướng tới thông minh hóa sản xuất kinh doanh và quản lý doanh nghiệp của mình. Đây là quá trình dài và không có điểm dừng, doanh nghiệp chuyển dần từ thấp lên cao tùy thuộc vào mức độ trưởng thành số của mình.

Bên cạnh đó là tham vấn cho các doanh nghiệp lựa chọn một số công cụ và dịch vụ số (như nền tảng số, thương mại số D2C, giải pháp kho thông minh, trợ lý số,…) có thể giúp họ làm quen với phương thức sản xuất kinh doanh mới và kiểm chứng được ngay hiệu quả thông qua việc so sánh với cách làm hiện thời.

Ngoài ra, cần sát cánh cùng doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số, khuyến khích và hỗ trợ xây dựng một số mô hình mẫu về doanh nghiệp chuyển đổi số, ưu tiên một số lĩnh vực mà nhà nước đã chọn trong chiến lược phát triển kinh tế số quốc gia, như nông nghiệp, công nghiệp chế biến, thương mại, du lịch và Logistics.

Cuối cùng là luôn song hành cùng doanh nghiệp để từ thực tiễn triển khai xây dựng doanh nghiệp số, kinh tế số, khi gặp phải những vướng mắc về chính sách quy chế thì kịp thời kiến nghị với chính phủ để tháo gỡ, vì chuyển đổi phương thức sản xuất chắc chắn đụng chạm tới những vấn đề chưa có luật điều phối.

Có thể nói, trong quá trình chuyển đổi số, doanh nghiệp đối diện với rất nhiều thách thức, trong đó, thách thức lớn nhất là thay đổi phương pháp tư duy và tập quán sản xuất kinh doanh đã hình thành từ nhiều chục năm, để đón nhận cách nghĩ, cách làm hoàn toàn mới. T

Tuy nhiên, mọi thách thức đều là nhỏ bé trước cơ hội “ngàn năm có một” của từng doanh nghiệp và của cả nền kinh tế nước ta, vì chỉ trong kỷ nguyên số chúng ta mới có cơ hội nhảy vọt nhờ ứng dụng công nghệ số, cho dù xuất phát từ vị trí nào trong nấc thang phát triển.

“Một điều đáng mừng là gần như tất cả các giải pháp công nghệ để phát triển nền kinh tế 4 trong 1 (kinh tế công nghệ cao, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ và kinh tế số) ở nước ta đều đã hiện hữu, Đảng và Chính phủ cũng đã tạo mọi điều kiện cho chuyển đổi số toàn diện, rộng khắp. Phần còn lại tùy thuộc vào sự nỗ lực của chúng ta, của các hiệp hội, cộng đồng và của chính tự thân doanh nghiệp”, bà Bùi Thị Hải Yến chia sẻ.

Trích nguồn: 
 

Các tin bài khác:

Đối tác: